Linh kiện điện tử

Translator

 
 

Đăng nhập



Đối tác

Hỗ trợ trực tuyến

TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ BẢO TRÌ MÃI MÃI
Kinh doanh dự án 
Mr. Nam: 0982.123.592
Mr.Hoàn: 0963.221.325

Bộ lập Trình PLC

Email In

Bộ Lập Trình PLC viết tắt của Programmable Logic Controller, là thiết bị điều khiển lập trình được (khả trình) cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua một ngôn ngữ lập trình. Người sử dụng có thể lập  trình để thực hiện một loạt trình tự các sự kiện. Các sự kiện này được kích hoạt bởi tác nhân kích thích (ngõ vào) tác động vào PLC hoặc qua các hoạt động có trễ như thời gian định thì hay các sự kiện được đếm. PLC dùng để thay thế các mạch relay (rơ le) trong thực tế. PLC hoạt động theo phương thức quét các trạng thái trên đầu ra và đầu vào. Khi có sự thay đổi ở đầu vào thì đầu ra sẽ thay đổi theo. Ngôn ngữ lập trình của PLC có thể là Ladder hay State Logic. Hiện nay có nhiều hãng sản xuất ra PLC như Siemens, Allen-Bradley, Mitsubishi Electric, General Electric, Omron, Honeywell...

 

Một khi sự kiện được kích hoạt thật sự, nó bật ON hay OFF thiết bị điều khiển bên ngoài được gọi là thiết bị vật lý. Một bộ điều khiển lập trình sẽ liên tục "lặp" trong chương trình do "người sử dụng lập ra" chờ tín hiệu ở ngõ vào và xuất tín hiệu ở ngõ ra tại các thời điểm đã lập trình.

Để khắc phục những nhược điểm của bộ điều khiển dùng dây nối (bộ điều khiển bằng Relay) người ta đã chế tạo ra bộ PLC nhằm thỏa mãn các yêu cầu sau:

  • Lập trình dễ dàng, ngôn ngữ lập trình dễ học.
  • Gọn nhẹ, dễ dàng bảo quản, sửa chữa.
  • Dung lượng bộ nhớ lớn để có thể chứa được những chương trình phức tạp.
  • Hoàn toàn tin cậy trong môi trường công nghiệp.
  • Giao tiếp được với các thiết bị thông minh khác như: máy tính, nối mạng, các môi Modul mở rộng.
  • Giá cả cá thể cạnh tranh được.

Bộ Lập Trình PLC được ứng dụng như thế nào?

PLC được ứng dụng như thế nào?

Vai Trò của PLC trong Quá Trình Tự Động Hóa Sản Xuất

Như đã biết, nước ta hiện nay đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì thế, tự động hóa sản xuất đóng vai trò quan trọng, tự động hóa giúp tăng năng suất, tăng độ chính xác và do đó tăng hiệu quả quá trình sản xuất. Để có thể thực hiện tự động hóa sản xuất, bên cạnh các máy móc cơ khí hay điện, các dây chuyền sản xuất…v.v, cũng cần thiết phải có các bộ điều khiển để điều khiển chúng. PLC là một trong các bộ điều khiển đáp ứng đươc yêu cầu đó.

Việc Lập Trình cho PLC

Có thể lập trình PLC một các khá dễ dàng dực trên một tập lệnh mà nhà sản xuất cung cấp. Tập lệnh bao gồm nhiều lệnh, có thể cho phép người sử dụng kết hợp các lệnh này một cách logic để tạo nhiều chương trình điều khiển đa dạng, phức tạp. Ngoài các lệnh thông thường, nhà sản xuất còn cung cấp thêm các lệnh mở rộng (Expansion Instruction) làm phong phú thêm khả năng điều khiển PLC. Cùng với tập lệnh còn có nhiều cách lập trình cho PLC: - Lập trình bằng giản đồ LAD (Ladder Diagram) : Các lệnh được liên kết với nhau một cách logic, chương trình có dạng thang. Đặc biệt, đối với các lập trình này, chương trình này trong giống như sơ đồ đấu nối một mạch điện nên rất dễ kiểm soát, dễ hiểu. Do đó cách lập trình này được ứng dụng khá phổ biến. Thích hợp để lập các chương trình dài, phức tạp. Để lập trình theo cách này cần một máy tính cá nhân kèm theo một trong các phần mềm hổ trợ : SSS (Sysmax Support Softwave), CLSS (Controler Link Support Softwave), SYS Win hay SYS MAC – CPT. - Lập trình dạng sơ đồ khối CSF (Control System Flowchare): Các lệnh được hiển thị như các khối chức năng , tùy từng ứng dụng mà ta liên kết các khối chức năng thích hợp để tạo nên chương trình. Hiện nay, cách lập trình này không được dùng rộng rãi vì nó khá phức tạp và khó kiểm soát chương trình. Để lập trình theo cách này cũng cần có máy tính và phần mềm hổ trợ tương ứng. - Lập trình dạng phát biểu STL (Statement Lists) : Các lệnh được được biểu thị như các phát biểu, gần giống ngôn ngữ con người , nên cũng khá dễ hiểu. Tuy nhiên do không có dạng hình ảnh nên ta không thấy được cách liên kết các lệnh, do đó khó kiểm soát được chương trình. Để lập trình theo cách này, cần có một bộ lập trình bằng tay (Programing Console) hay một máy tính cá nhân với phần mềm hổ trợ. Programing console rất gọn nhẹ, thích hợp lập các chương trình nhỏ, đơn giản và thuận lợi cho việc thử nghiệm, kiểm tra tình trạng PLC tại hiện trường. Học PLC cũng thật đơn giản.

Hãy đến với chúng tôi. Quý khách hàng sẽ nhận được dịch vụ kỹ thuật chuyên nghiệp từ NaSaCo Trên toàn quốc, được tư vấn sửa chữa plc, thiết kế, lắp đặt, hướng dẫn sử dụng và tài liệu kỹ thuật miễn phí cho tất cả các dòng PLC cũng những những dịch vụ hậu mãi chuyên nghiệp thoa mãn mong đợi của quý khách hàng.

 Xin vui lòng liên hệ với công ty chúng tôi để được phục vụ tốt hơn :

 CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI - TỰ ĐỘNG HÓA NASACO
Số 12/162/28 Đường Khương Đình - P.Hạ Đình - Q.Thanh Xuân - Hà Nội.

VPGD: Số 146 đường Khương Đình - P.Hạ Đình - Q.Thanh Xuân - Hà Nội.
Tel: (+84-4) 35576.176  . Fax: (+84-4) 35576.315 
Nguyễn Xuân Nam: Mobile: 0982.123.592 - 0982.123.592 
Email:  Địa chỉ email này đã được bảo vệ từ spam bots, bạn cần kích hoạt Javascript để xem nó.

Rất mong nhận được sự quan tâm và hợp tác của Quý khách hàng.

 

 


Tin liên quan:
Tin mới hơn:
Tin cũ hơn:

 
Bạn đang ở:
Công ty Cổ Phần Thương Mại - Tự Động Hóa NA SA CO
Trụ sở chính: Số 12, Ngõ 162/28, Đường Khương Đình, P.Hạ Đình, Q. Thanh Xuân - Hà Nội
Văn phòng giao dịch:  Số 146 Đường Khương Đình, P.Hạ Đình, Q. Thanh Xuân - Hà Nội
        Điện thoại Văn phòng: +84(4) 3557 6176 - Fax: +84(4) 3557 6315 - Hotline: 0982.123.592
Fanpage: facebook.com/bientanbeta
Email: nasaco.vnn@gmail.com   -   hainam@nasaco.com.vn